Âm nhạc và vũ hội

Âm nhạc và vũ hội

Đây cũng là một đoạn dịch tôi chọn để giới thiệu trong luận văn. Dịch thể loại này rất thú vị bởi tôi yêu ngôn ngữ trẻ thơ, đồng thời sự phong phú và linh động trong tiếng Việt và tiếng Italia giúp trí tưởng tượng của tôi đi xa hơn. Hai ngôn ngữ có nhiều cuộc “đối đầu” bất phân thắng bại. Nếu như trong tiếng Việt mình có tổ hợp từ láy mang tính biểu cảm, tượng thanh, tượng hình, làm tăng thêm hoặc giảm nhẹ sắc thái của từ gốc thì tiếng Italia cũng có một dạng biến đổi hậu tố, tuy không theo kiểu láy nhưng cũng đảm nhiệm chức năng truyền cảm này; trong chừng mực tôi biết thì tiếng Anh không có hiện tượng ngữ pháp nói trên. Các bạn có để ý thấy ba từ in nghiêng miêu tả âm thanh tự nhiên trong bản gốc tiếng Italia giống từ láy không? Tuy nhiên lại không thuộc hiện tượng tôi vừa nhắc tới, thế mới phức tạp! Tiếng Việt có những thừa từ, kiểu biết bao nhiêu là thay cho nhiềuđâu nhé thì chẳng thay cho cái gì cả; người Italia thì thích sử dụng thán từ kinh khủng, kiểu quỷ thần ơikhốn khổtội thân tôiChúa ơivì lòng thươngvì tình yêu của Chúa trời… (có những từ còn “thậm tệ” hơn nhiều mà người ta gào cả trong phim, trên TV, trên đài…); hay trong khi trẻ con Việt Nam mình nói vui ơi là vui thì trẻ con Italia lại nói vui một thế giớivui một đại dương

“Trong Khu rừng Thần tiên vang lên biết bao nhiêu là âm thanh: này tiếng róc rách của những con suối, tiếng ầm ào của những ngọn thác, tiếng xạc xào của lá cây, tiếng thánh thót của nhuỵ hoa, tiếng thầm thì của gió, lời ca của những chú chim, rồi tiếng rầm rì một câu chuyện bí mật của những con thú nhỏ. Về đêm, những bản nhạc êm dịu như được toả ra từ các vì sao, các hành tinh. Âm nhạc cũng ngân lên trong hội tiên. Giai điệu uyển chuyển khiến các cô tiên cậu tiên không thể đứng yên: tất cả cùng nhảy lên, bay lượn và khiêu vũ. Những khúc nhạc được chọn và điều khiển trên cây nấm điện bởi một cậu tiên có đôi mắt rất tinh làm ai nấy đều hứng khởi. Các cô cậu tiên cứ khiêu vũ thế mãi, vui ơi là vui… Nhưng chẳng ai thấy mệt đâu nhé!”

“Nella Foresta Incantata riecheggiano mille suoni: il gorgoglio dei ruscelli, il frastuono delle cascate, il fruscio delle foglie, il tintinnio delle corolle, il sibilo del vento, il ticchettio della pioggia, il canto degli uccelli e il chiacchiericcio degli animaletti che si sussurrano segreti. Di notte, sembra che stelle e pianeti diffondano una musica dolcissima. Anche nelle feste delle fate la musica non manca. È un ritmo trascinante, che impedisce a fatine e folletti di stare fermi: tutti volano, ballano e saltano. I brani musicali sono scelti da un folletto dagli occhi vivacissimi che, manovrano un fungo tecnologico, fa scatenare tutti quanti. Le fate ballano senza fermarsi mai: si divertono un mondo… e si mantengono pure in forma!” (Feste delle Fate, Meg Magic e Lucy Lucette)