Vốn từ quen dùng

Vốn từ quen dùng

Đây là một đoạn trích tôi dịch và đưa vào luận văn để “than vãn” về những khó khăn trong việc dịch văn học. Tuy nhiên tôi chưa đọc toàn bộ tác phẩm này (của tác giả Natalia Ginzburg).

“Hậu chiến là thời kỳ mà ai cũng nghĩ đến chuyện trở thành nhà văn, ai cũng nghĩ đến chuyện trở thành nhà chính trị; họ tưởng rằng có thể và có trách nhiệm làm thơ về mọi điều sau bao nhiêu năm thế giới như chết lặng và hoá đá, sự thật thì bị nhìn qua một tấm kính trong nỗi bất động đến vô hồn, trong suốt và câm nín. Nhà văn nhà thơ trong những năm phát xít đã bị cô lập khỏi vùng ngôn từ đáng được đưa vào sử dụng, một số ít thì vẫn dùng những lời lẽ được chọn lựa kỹ càng trong cái vốn liếng ít ỏi và vụn vặt còn sót lại. Thời phát xít, nhà văn nhà thơ sa vào cách biểu đạt một thế giới của những giấc mơ chỉ với cái tiêu điều, sự khép kín và nỗi u tịch. Giờ đây, những từ ngữ ấy đã quay trở lại và sự thật một lần nữa được bật lên dễ dàng như lấy ra từ trong túi; vì vậy những người cô lập đó bắt đầu hào hứng hái lượm. Sự hái lượm ấy là đại trà bởi tất cả đều có ý tưởng tham gia vào; thế là dẫn tới một mớ ngôn ngữ hỗn độn giữa thơ ca và chính trị mà người ta đem trộn lẫn với nhau.

Có hai cách viết, một là sắp xếp giản đơn những sự việc, theo dấu vết của một sự thực tăm tối, bão bùng, xơ xác, trong khung cảnh trần trụi và hoang tàn; hai là nhào nặn sự việc với cái hung bạo, với cái hoảng loạn trong nước mắt, trong tiếng thở dồn dập, trong tiếng nức nở. Ở cả hai trường hợp người ta đều không thể chọn thêm lời lẽ, bởi trường hợp này thì từ ngữ bị nhấn chìm trong nỗi thê thảm, trường hợp kia thì bị lạc trong tiếng rên rỉ nức nở.”

“Era, il dopoguerra, un tempo in cui tutti pensavano d’essere dei poeti, e tutti pensavano d’essere dei politici; tutti s’immaginavano che si potesse e si dovesse far poesie di tutto, dopo tanti anni in cui era sembrato che il mondo fosse ammutolito e pietrificato e la realtà era stata guardata come di là da un vetro, in una vitrea, cristallina e muta immobilità. Romanzieri e poeti avevano, negli anni del fascismo, digiunato, non essendovi intorno molte parole che fosse consentito usare; e i pochi che ancora avevano usato parole le avevano scelte con ogni cura nel magro patrimonio di briciole che ancora restava. Nel tempo del fascismo, i poeti s’erano trovati ad esprimere solo il mondo arido, chiuso e sibillino dei sogni. Ora c’erano di nuovo molte parole in circolazione, e la realtà di nuovo appariva a portata di mano; perciò quegli antichi digiugnatori si diedero a vendemmiarvi con letizia. E la vendemmia fu generale, perché tutti ebbero l’idea di prendervi parte; e si determinò una confusione di linguaggio tra poesia e politica. Le quali erano apparse mescolate insieme.

C’erano allora due modi di scrivere, e uno era una semplice enumerazione di fatti, sulle tracce d’una realtà grigia, piovosa, avara, nello schermo di un paesaggio disadorno e mortificato; l’altro era un mesticolarsi ai fatti con violenza e con delirio di lagrime, di sospiri convulsi, di singhiozzi. Nell’un caso e nell’altro, non si sceglievano più le parole; perché nell’un caso le parole si confondevano nel grigiore, e nell’altro si perdevano nei gemiti e nei singhiozzi.”